Thứ Năm, 24 tháng 12, 2009

Giáng sinh quê tớ

Có mấy ảnh đón Noel ở quê tớ, post lên đây cho xôm

Bà con nông dân tranh thủ tạo dáng chụp ảnh

Lại còn ôm vai bá cổ nhau nữa
Hôm nay trời đẹp, nông dân ra đường đông thế không biết

Thứ Tư, 23 tháng 12, 2009

Đêm Noel Đêm Noel ai gõ cửa nhà em....

Không khí Noel tưng bừng, rộn rã, tràn từ tây sang ta, từ trong nhà ra ngoài phố, từ cửa kính đến cửa sổ. Đâu đâu cũng Jingle bell! Jingle bell, không thì cũng "bài thánh ca đó còn nhớ không em..." tớ thấy mình cũng lâng lâng, phấn trấn, khó tả.
Tuần trước cho trẻ con nhà tớ đi dự lễ "lighting of Christmas tree" dịch thô là thắp sáng cây thông Nô-en. Chọn cái ảnh màu mè post lên cho blog 12b thêm sắc màu trong mùa lễ hội cuối năm - Chúc mọi người một Noel vui vẻ, ngập tràn hạnh phúc.

Merry Christmas

http://www.thiepviet.com/ecard/create.php?card_id=659

Chủ Nhật, 29 tháng 11, 2009

Offline report #3 (tiếp theo và hết)

Tạm gác lại chuyện bạn Nhã và P.C. chúng ta tập trung vào chuyên môn là nhậu.
Quán 1946 này chủ yếu là các món tông dzật kiểu như cào cào, châu chấu, ba ba thuồng luồng...
Khai vị: Hành Lạc
Dưa chua, uống với bia Sài Gòn ngon phết
Dưa rồi, tiếp đến rau, Mùng tơi xào tỏi
Vẫn tiếp tục ăn chay, Bánh đúc chấm tương
Bây giờ mới được tý đạm, Bánh cuốn chả - nước mắm có vị cà cuống, không hiểu có phải cà cuống nhân tạo của Thái không?
Bổ xung đạm thật lực, Cua đồng rang muối đổ trực tiếp từ giỏ tre
Bắp bò luộc chấm tương ớt
Dạ dày rán
Còn món chim rán nữa, nhưng các bạn tranh nhau ghê quá, nhất là các bạn gái nên tớ chưa kịp chụp đã hết nhẵn, chứng tỏ CHIM dưới hình thức nào cũng đều rất quý.
Cuối cùng dằn bụng bằng nồi canh dọc mùng với bún
Cơm no rựou say rồi, bạn Quỳnh Nga với tư cách là bác sỹ mới tiết lộ cho anh em kế Làm giầu không khó, đó là đi hiến "nước gạo". Theo bạn Quỳnh Nga thì bây giờ nhu cầu đó trên thị trường cực cao, đầu ra không phải nghĩ. Dân tình nghe vậy biểu quyết cử bạn Nhã trẻ trung phong độ thay mặt lớp đứng ra kinh doanh, đồng thời giao nhiệm vụ cho tổ thư ký đảm bảo chăm sóc sức khỏe cho đương sự. Bạn Nhã hăng hái lắm, định mở hàng ngay, Tuấn Bờ can mãi mà không được. Để nghị 1 tràng pháo tay cho tinh thần hết mình vì đòng đội của bạn Nhã
Cuối cùng buổi offline cũng kết thúc với màn chia tay tại cafe Quất bân bờ hồ Trúc Bạch với lời hẹn sẽ off tiếp vào cuối tháng 11 này! (Chắc là lỡ rồi các bạn nhỉ? Vậy khi nào đây?)

Thứ Sáu, 27 tháng 11, 2009

Offline report #2

... Tiếp theo kỳ trước
Sau khi duyệt qua đến 15 phương án thì toàn dân quyết định chọn phương án số 20, đó là quán 1946. Quán này nói chung tạm được, món kiểu cổ điển, bát đĩa cố tình đập mẻ để tạo ấn tượng với khách. Có điều không có chỗ đỗ ô tô, quán ở giữa phố Cửa Bắc mà bạn Thanh chuột phải gửi xe trên Yên Phụ, Hải Anh thì để đâu đó tận Phan Đình Phùng.

Bát mẻ này mấy chú tiểu nhị cam đoan là "có từ thời chị Dậu, mới đào được ở gốc chuối quê em"
Bát mẻ & đũa mốc. Các bạn chú ý vào hiện vật, đừng để ý đến cài gì lấp ló phía sau không lại được đọc 1 bài Trái tim & Lồng ngực Vol.2 đấy
Ngồi một lúc thì Phong ốt rồi Quỳnh Nga đến. Quỳnh Nga ngồi ngay cạnh tớ, lại mặc váy ngắn nên tớ quên cả chụp ảnh
Các bạn có thấy vết xăm trên tay của cha đầu hói không? Hắn bẩu là xăm tên vợ. Dân tình còn đồn lại rằng cách đây gần 2 chục năm, vào một lúc bồng bột hắn có xăm chữ P.C. vào một chỗ cực hiểm mà chỉ những hoàn cảnh đặc biệt mới xem được... Vấn đề được đưa ra chất vấn nhưng các đối tượng liên quan đều cười bẽn lẽn mà không bình luận gì

... còn tiếp

Thứ Sáu, 20 tháng 11, 2009

20-11

Xin được gửi đến các thầy cô lời chúc mừng chân thành nhất. Chắc các thầy cô của 12B năm xưa giờ cũng đã nghỉ hưu cả rồi, mong các thầy, cô có sức khỏe tốt, sống hạnh phúc với gia đình.
Cũng xin gửi lời chúc tới các thầy cô đang dạy lũ con cháu chúng ta. Thực sự kính phục các thầy cô khi phải cai quản 5, 6 chục đứa nghịch như quỷ mà ở nhà đến bố mẹ chúng nó cũng không chịu nổi.

Thứ Hai, 16 tháng 11, 2009

Thầy tớ

Mấy tuần nay đài báo đang phát động phong trào viết cho thầy cô giáo nhân dịp 20-11. Tớ chẳng có kỷ niệm nào êm đềm, ngọt ngào đến xúc cái động đậy để mà tham gia.
Nhân cái dịp, hôm qua, em Nga lợn, sáng sớm tự nhiên gọi điện bảo “này hôm qua em mới vào blog để đọc cái ký ức vặt nhé”. Em ý lại còn in ra đọc cho ông bạn sống cùng nhà nghe mới kinh chứ. (Bật mí với cả nhà là em ý phải in ra là vì k biết sử dụng blog chứ k phải do hâm mộ đâu ạ. Cái bọn Nhật tiến tiến nhất thế giới lại tuyển em nhân viên lô tếch thế không biết). Nhưng thôi có người đọc blog 12bờ và cười rúc rích Zậy là zui rồi! Em Nga bảo mình sao không viết về các thầy cô giáo khác, còn Dung lý này, bà Nhân này, mà chỉ viết mỗi thầy Huy thôi nhỉ…


Sáng nay có việc vào bệnh viện VP, tớ gặp một đại gia hơi bị phong trần, đẹp trai, lãng tử, trước đây là thầy của tớ. Mấy chục năm kể từ ngày ra trường không hề gặp lại lần nào nhưng tớ chưa mất tới một giây để nhận ra thầy. Tớ rõng rạc:

- Em chào thầy. Thầy còn nhận ra em không ạ.

Mọi người quay hết lại nhìn cả thầy lẫn trò. Tớ đoán chắc, tất cả trong số mọi người ở đó đều thoáng nghĩ "thầy giáo á? – dạy gì nhỉ?". Vì thầy hơi bị phong độ, nghệ sĩ, hàng râu con kiến trên mép làm mọi người liên tưởng đến diễn viên trong “ván bài lật ngửa” nhiều hơn là một prô-phét-sờ. Đấy là nhìn thoáng, còn để ý kỹ hơn lại thấy ông thầy này giống đại gia địa ốc và mafia buôn hàng quốc cấm, nói chung là rất, rất không giống chất thầy . Sau phút ngỡ ngàng vì chắc có lẽ lâu lắm mới có đứa gọi mình bằng thầy. Thầy bảo

- Chào em, em làm ở đây à.

(thì ra mình cũng có dáng dấp bác sĩ đấy chớ nhỉ ). Tớ tự giới thiệu ngay

- Em là học sinh của thầy, em học khóa 87-90, thầy Huy chủ nhiệm ạ. (May do hay vào blog của bạn Đức nên nhớ ngay được khóa học).

Tớ vừa dứt lời thầy đã nói ngay

- Vậy là học lớp B.

Trí nhớ của thầy quả là đáng nể.

- Bao nhiêu năm rồi em nhìn thầy vẫn không khác xưa là mấy, thầy vẫn phong độ quá.

Ông con lớn nhà thầy đi hộ tống cứ cười tủm tỉm vì chắc cũng ngạc nhiên không kém gì mấy người ngồi cạnh.

- Thầy cười tươi nhìn tớ: Cám ơn em

Nhớ hồi đi học, rất ít đứa gọi Mít tờ này là thầy mà cả lớp hình như chỉ gọi với cái tên chỏng lỏn là Quang toán. Mỗi lần thấy con 79, tay lái sừng trâu vè vè ở cổng là đã có đứa chạy vào cấp báo “Quang toán đến! Quang toán đến! ” . So với trang phục giáo viên thời mới bỏ tem phiếu thì trang phục lên lớp của thầy hơi bị “chất nghệ” . Bu-dông, quần bò, có hôm còn chơi cả áo na-tô, giầy mô-ca, thanh niên nhìn còn phải thèm. Kể cũng lạ. Thế mà thầy lại đi dậy toán. Có lẽ đi dạy hồi đấy chỉ là nghề tay trái của thầy còn nghề chính là đánh quả thì đúng hơn. Học kỳ một còn đỡ, sang đến học kỳ hai thì giờ toán được nghỉ liên tục. Ban giám hiệu thông báo thầy bị quai bị, nghỉ ốm. Thế mà lúc sau lại thấy thầy lượn cúp vè vè ở sân trường. Hay nhỉ. Cả lớp chắc chẳng ai quên được cách thầy trị mấy “ông tám ,bà tám” trong giờ toán. Đứa nào nói lắm thầy cho ngậm cả chùm tăm liền một lúc. Phương pháp dạy và phong cách hơi bị amateur mà khối thằng sợ mất mật. Đầu giờ thầy hỏi hôm nay có ai không học bài, không làm bài tập thì đứng lên. Thằng nào lười học không làm bài tập lại không dám nhận tội mà bị phát hiện thì xơi liền lúc hai, ba trứng. Thằng nào dũng cảm nhận tội thì có khi được tha. Đến cuối năm vào cái lúc xét thưởng danh hiệu thầy mới tưng tửng hỏi có cô cậu nào vướng mắc môn của thầy mà bị tụt hạng không. (tiêu chuẩn để xét HS tiên tiến là 8 môn trên 6,5 trong đó phải có văn hoặc toán) Lần ấy tớ dũng cảm đứng lên thẽ thọt thưa thầy có em ạ. Thầy hất hàm hỏi thế sao. Tớ trả lời thưa thầy em thiếu 0,2 điểm của thầy thì được tiên tiến ạ. Thầy bảo thế cô cần bao nhiêu điểm 9 với 10, tính xem. Tớ phát biểu ngay dạ em chỉ cần 2 điểm 9 là đủ 6,5. Thầy oke, con gà đen, chỉ đạo em Trâm bơ ghi vào sổ cho tớ hai điểm 9 khống vì cái tội thật thà...

Đang miên man với mấy em lễ tân bệnh viên, thấy có người lại vỗ vai

- Thầy về Ngân nhé

Tớ sửng sốt đến kinh ngạc vì không hiểu sao thầy lại nhớ được tên tớ. Hình như những người có liên quan đến toán học đều có một trí nhớ phi thường như vậy thì phải.
Ra đến bãi gửi xe, tớ thấy thầy nhảy lên con Toya 7 chỗ, đen nhánh, lướt vèo trước mặt, cái đứa còn đang đứng bần thần. Chưa hết bàng hoàng, tớ tự hỏi “ tại sao thầy vẫn nhớ được tên mình”.


HN 14/11/2009

Thứ Bảy, 14 tháng 11, 2009

Offline report

Đợi mãi không thấy bạn Tuấn Bờ với bạn Dung post ảnh lên, tớ đành phải tự sướng vậy. Các bạn "nười" quá!

Như các bạn đã biết, buổi off vừa rồi ban đầu dự định tụ tập tại Index Caffe rồi làm tí Chó nhưng bàn tính loay hoay một hồi cuối cùng là Trung Nguyên - Điện Biên Phủ rồi sang Quán 1946 - Cửa Bắc, kết thúc tại Caffe Quất - Trúc Bạch. Tóm lại là dân ta càng có tuổi càng lộn xộn

Cũng phải cám ơn bạn Tuấn Túy giới thiệu quán Trung Nguyên này, hôm đó trời xanh - mây trắng - nắng vàng, ngồi cạnh lăng Bác lòng em bỗng bồi hồi xúc động - chết, nhầm sang văn cấp 1 rồi.
Mới đầu có 1 dúm thế nay, gọi điện, nhắn tin loạn cào cào

Rồi đông hơn 1 tý, nữ văn sỹ đến - các bạn chú ý cái tay. Bạn Nhã thì vác điện thoại của tớ ra buôn với vợ, lại còn bày đặt nhắn tin nữa chứ "Anh van cafe, cao su ghe. Love" Báo hại mình chữ Love, về nhà phải làm bản kiểm điểm, úp mặt vào tường mất 3 hôm
Ô mai của văn sỹ
Mình là đen nóng số 4 (hột), bạn Nhã và các bạn khác uống trà
Bắt khách
Cuối cùng thêm Nam bú dù, Hải Anh, Thư ký là cũng gần đủ

Tớ phải lượn rồi, đón xem tiếp phần 2... Quán 1946

Thứ Năm, 12 tháng 11, 2009

Trái tim và lồng ngực

Ai cũng biết trong lồng ngực có một trái tim, trái tim đó là một bộ phận kỳ diệu và quan trọng nhất trong cơ thể. Nó đập từng tiếng đập thật khẽ, phải áp tai vào lồng ngực của ai đó mới nghe được. Nếu nó chỉ ngưng lại, rời rã một tiếng trong cái nhịp đập đều đặn đó, cả cơ thể con người sẽ trở thành một khối vô tri, vô giác, một khối lặng câm, vô giá trị ngay lập tức. Trái tim đó đập từ 60 đến 100 lần trong 1 phút. Nó đập liên tiếp, bền bỉ, năm này sang năm khác, suốt một đời người. Không có một cái máy nào của loài người làm ra có thể so sánh được sự bền bỉ này. Cả thân thể mang trái tim đó, chỉ là một cái lồng, đựng một bảo vật là trái tim. Cho dù là vua, là thần tượng, hay thần đồng khi trái tim còn đập, nhưng khi trái tim ngưng, thân xác đó sẽ được tiêu hủy bằng mọi cách, dưới bất cứ hình thức nào, cái lồng đẹp hay xấu đó cũng sẽ trở thành đất hay tro bụi. (You are dust, from dust you shall return.)
Cái lồng để gìn giữ trái tim đó, Thượng đế tạo bằng những then xương, trông như những then mây đan ở chiếc lồng nuôi những con chim quý. Bên ngoài cái lồng đan bằng những then xương đó, Thượng đế khoác cho nó một cái khăn mềm mại thịt da. Có người da màu trắng như lụa, như mây bay trên trời; có người da màu nâu như màu vỏ của hạt hạnh nhân, của hạt bồ đào; có người da màu ngà như màu hiếm quý của ngà voi hay màu đen sậm như loại gỗ mun, hay đồng đen quý hiếm. Mỗi màu có vẻ đẹp riêng của nó.
Đặc biệt ở phụ nữ, Thượng đế còn đắp thêm vào chiếc lồng xương đó một tác phẩm nghệ thuật của Ngài, Ngài cho trí óc loài người tha hồ tung bay khi đặt tên cho tác phẩm đó: Hai trái tuyết lê, đôi gò bồng đảo, núi lửa; cặp đào tiên, v.v. Ai muốn gọi thế nào cũng không làm giảm đi hay tăng thêm giá trị của bộ ngực phụ nữ. Cái thiên chức trước tiên của bộ ngực đó là nuôi con. Sữa chảy ra từ ngực người mẹ nuôi đứa bé sơ sinh khôn lớn, khác nào như suối trên ngàn, giúp cho mặt đất xanh tươi. Ít hay nhiều, khi sanh con ra, mẹ sẽ có sữa. Nếu được hướng dẫn và chăm sóc đúng cách, phần đông người mẹ nào cũng có thể cho con bú sữa mẹ một thời gian. Và quan trọng hơn hết nó tạo nên tình yêu gắn bó giữa con và mẹ.
Có người đàn bà không có bộ ngực hấp dẫn như ý, đã mang cái lồng xương da Thượng đế cho mình đi gặp người trần thế khéo tay, nhờ đắp hộ mô hình mỹ thuật. Họ quên rằng, con người dù tài năng đến đâu cũng không thể thay quyền Thượng đế tự ban phát cho nhau những điều mình muốn. Cái mô hình đắp vào đó đôi khi đã gây những biến chứng, nhẹ thì có thể mất cảm giác tự nhiên trong âu yếm, nặng thì có thể dẫn tới những bệnh hiểm nghèo, làm cho cả trái tim bên trong ngưng đập, mất mạng một cách vô nghĩa.
Con người không biết chính trái tim đặt trong lồng ngực, như con chim bồ câu nhỏ nuôi trong lồng xương đó mới là bảo vật Thượng đế tặng cho con người. Trái tim đó không phải chỉ giữ phần quan trọng về thể lý, để duy trì sự sống mà nó giữ một nhiệm vụ cao cả hơn nữa là duy trì đời sống tinh thần. Một người lạnh nhạt vô tình, ích kỷ hay tàn bạo coi như là người không có trái tim, mặc dù người đó vẫn sống, đi, đứng, nói, cười. Mẹ Teresa được cả thế giới coi là có trái tim vĩ đại, trong khi trái tim cơ bắp của Mẹ rất yếu đuối. Con tim của Mẹ phải bao la lắm Mẹ mới nhặt những người ở cống rãnh lên, ôm vào lòng mình được.
Người ta tin những con thú cũng có trái tim biết rung động, thương yêu. Những con thú cứu chủ hay chết theo chủ, hoặc có những con thú đã nuôi một con thú khác không đồng loại, có khi nuôi cả một con người.
Nhưng đáng buồn, rất nhiều khi con người mang một trái tim lạnh lùng, chỉ toàn có nhịp đập cơ bắp. Người đó không biết chia nỗi đau, không biết tình yêu thương là gì, chỉ hoàn toàn để trái tim đó làm một nhiệm vụ duy nhất là đập cho sự sống còn của riêng mình, không phải cho kẻ khác. Càng nhân danh những lý tưởng cao siêu bao nhiêu người ta càng đối xử với nhau tàn bạo bấy nhiêu. Khi trái tim không biết rung động, cái lồng thân thể đó dù có đẹp đẽ thế nào chăng nữa cũng chỉ tạo nên sự sợ hãi cho người khác nhìn vào.
Thế tại sao người phụ nữ lại quá lo lắng về cái lồng ngực hơn là cái bảo vật bên trong lồng ngực?
Người phụ nữ có nên đổ lỗi là tại người nam thích nhìn cái vẻ đẹp bên ngoài trước khi nhận biết giá trị bên trong hay không? Chuyện đó đúng, nhưng không phải đúng cả trăm phần đâu! Con chim bồ câu trong lồng bao giờ cũng giá trị hơn cái lồng nó ở, dù là lồng sơn son hay lồng đan kết bằng gỗ quý.
Người nam có thể chiêm ngưỡng thưởng thức một bộ ngực đẹp trong nhất thời, nhưng cái để họ nhớ đến và mang ơn người phụ nữ đó suốt đời là trái tim nàng đã đập sai đi một nhịp khi nghĩ đến mình.
Với những tiến bộ đa năng của y tế, của khoa học hôm nay, người phụ nữ nào cũng có thể tìm cho mình một bộ ngực lý tưởng để làm đẹp với đời. Chỉ mất một số tiền không nhiều lắm, làm một cái hẹn, lấy hai tuần nghỉ. Khi trở lại sở làm, gặp lại bạn bè, người phụ nữ đó đã trở thành một người được chú ý hơn trước. Nhưng hiện nay, hình như chúng ta được loan báo thường xuyên về tỷ lệ tăng cao của ung thư ngực. Chúng ta vẫn thấy những người yêu đưa người yêu, người chồng đưa người vợ đi chữa trị. Sự chữa trị này có nhiều phần phải cắt bỏ đi cả một bên nhũ hoa phụ nữ. Điều này đâu có làm giảm đi tình yêu đôi lứa, vì trái tim ẩn giấu trong cái khung xương đó vẫn đập nồng nàn.
Chúng ta có nên quá lo lắng đến vẻ đẹp bên ngoài của cái lồng mà quên con chim bồ câu đáng yêu trong đó hay không?

ST

Ghi chú: Bài này tớ post lên để mọi người cùng bình loạn nhân cái dịp tớ bị bạn xấu nó tung ảnh tớ lên đây.

Thứ Hai, 9 tháng 11, 2009

Happy birth Day - nhà văn lãng mạn nhất blog

Trong lòng run run cảm động, không biết nói gì hơn chỉ dám chúc bạn 30 năm sau vẫn chạy tốt như thế này
Một số bon xấu bụng nó bảo phải ngon thế này, không biết làm sao đây (Theo yc của Bộ CA ảnh đã được dỡ xuống để bọn xấu không lợi dụng. Ai cần xem ảnh xin liên hệ với photographer)

Thứ Hai, 2 tháng 11, 2009

Chó trượt hay Câu chuyện anh bán nước gạo

Báo cáo nhanh vụ offline 31/10
Vụ Offline lần này đã thành công mỹ mãn nếu xét theo truyền thống của 12B tức là: Giờ cao su - Ăn nhậu rề giề - Cười đứt ruột.

Gửi tạm mấy cái ảnh đại diện lên trước, còn tại sao lại Chó trượt hay Chàng bán nước gạo là ai xin khất các bạn sau vì bận quá

Tăng 1: Trung nguyên - Điện Biên Phủ
Tăng 2: Quán 1946
Tăng 3: Cafe Quất

Thứ Sáu, 30 tháng 10, 2009

Như là cổ tích!

Hơn hai thập kỷ trước tớ cũng là trẻ con. Trẻ con ngày ấy giờ là một mụ già gần bốn bó, là một phần li ti lỉ tỉ của cái thế giới gần 7 tỉ người. Trẻ con hồi ấy và trẻ con bây giờ thì thế nào nhỉ? So sánh kiểu này bọn trẻ nó lại gọi tớ là đồ bà già lẩm cẩm cũng nên.

Tuần trước con gái tròn 6 tuổi, đòi mẹ mua cho một chiếc xe đạp. Mặc dù ở nhà hiện có hẳn 2 chiếc đang xếp xó. Một chiếc mua lúc 2 tuổi giờ vẫn còn mới cóng, một cái scooter mới tậu hồi đầu hè, may ra thì lướt được độ trăm vòng. Mua toàn tiền trăm cả chứ ít gì. Thế mà con gái rượu lí luận cái xe đấy là xe cho trẻ con, xe để chơi, không phải xe hai bánh để đi, tuổi nào xe nấy chứ mẹ. Đòi hỏi thì chính đáng, lập luận lại xác đáng thế ai nỡ lòng nào mà từ chối. Thôi thì Bà Triệu tớ thẳng tiến. Eo ôi đủ chủng loại nhé , xanh, hồng, đỏ, tím, từ made in Tháiland, Tung Của - hàng trung ương, địa phương, giáp biên, rồi Việt nam xuất khẩu, nội địa, chưa hết đâu còn Barbie, Disney, Hello Kitty… linh tinh loại. Hoa hết cả mắt! Giá cả thì trải dàn từ vài trăm đến vài triệu. Sau một hồi ngắm ngiá, sờ nắn, tớ quyết định tậu cho con gái một chiếc Doremon hai bánh loại trung, mầu hồng tím, xinh lắm, ma-de-in Thái Lai, vì chẳng biết có phải Thái thật không, với giá nửa chỉ vàng bốn con 9…Trẻ con giờ sướng thế đấy!



Chợt nhớ đến thời thơ ấu của mấy “cụ khốt” nhà chúng nó, thời những năm 80 của thế kỷ trước...
Xe đạp ngoại nhập có giá bằng cả một gia tài. Ngẫm lại cái thủa tớ còn bé tí, xe đạp 3 bánh là của hiếm. Phải nhà nào giầu mới có, còn không cũng phải con cháu các nhà khá giả. Xe đạp trẻ con gì mà mới nhìn tưởng cục sắt gỉ. Tớ đã từng mút tay thèm thuồng, nhìn thằng hàng xóm, mặt vênh như cái bánh đa nướng dở, tinh tướng ngồi trên cái xe như thế. Gọi là xe đạp cho nó mít-tơ-oai thôi, chứ hai đứa nhà tớ mà nhìn thấy nó tưởng xe thiết giáp giành cho con trẻ. Thật đấy, ! Nhưng để mà được đặt đít lên cái xe kiểu ấy, tớ phải tỉ tê hàng tuần, rồi phục một ngày đẹp trời, bố mẹ chở lên chơi nhà bác mãi tận trên hàng Bồ - phố của bọn nhà giầu, nịnh gãy lưỡi thì con mụ chị họ mới cho đạp vài vòng. Cái xe đã quá tuổi về hưu nhưng vẫn còn phải tiếp tục sứ mệnh lịch sử, quay vòng thêm vài ba gia đình trong dòng họ nữa rồi mới được phép băng hà.



Lớn hơn một chút, chắc cỡ khoảng 7,8 tuổi gì đó, bắt đầu tuổi tập xe, như con gái tớ bây giờ. Hồi ấy có bói cả Hà nội cũng không lấy đâu ra một chiếc xe đạp cỡ nhỏ giành cho thiếu nhi, mi-ni thì hiếm lắm, trẻ con cứ xe đạp to oành, cái loại vành 650, 680 của người lớn mà lướt. Bọn trẻ thập kỷ 80 làm gì có khái niệm “hàng hiệu” trong đầu. Tớ đầu quân cho phi đội xe đạp trong xóm bằng chiếc xe “multi-brand” của mẹ . Gọi là “multi-brand” vì nó được lắp ráp từ nhiều linh kiện đến từ các brand name nổi tiếng thời Lê...Duẩn: khung, yên favourit xịn, xích líp Tiệp, Mayơ tầu, gác-đờ-xen Liên xồ nhưng mà lốp lại made in Sao vàng, cái lọai bột nhiều hơn cao su. Người bé loắt choắt như cái kẹo, tớ nhấp nhấp, nhổm nhổm trên chiếc xe liệt vào hàng gần top trong đám xe đạp cà tàng ở xóm. Mẹ tớ kể hồi ấy một đôi lốp được định giá tương đương hai- ba cái quần đùi của bố , cộng năm bánh xà phòng 72, thêm một cái phích nước Rạng đông, đại khái thế. Cho nên cái xe nhà tớ dù chắp vá thế nhưng vẫn thuộc hàng á hậu 2 trong đám xe đạp của bọn trong xóm. Vì có đứa còn đi cái xe đạp lốp trước đen, lốp sau vàng, xung quanh gia cố thêm một mớ dây chun cắt ra từ xăm xe, buộc loằng ngoằng vào những chỗ bị “bụng chửa” cơ , còn khung thì đã mấy lần gỉ sét, sơn đi sơn lại đến nỗi không còn nhận ra màu nguyên thủy của nó là màu gì.



Tớ còn nhớ ý nguyên cái cảm giác đứng ở cổng ngóng mẹ đi làm về, có khi chưa kịp xuống xe đã vồ lấy mượn…Có nhứng lần bị ngã, xe nó đè cả lên người, cái gióng xe nó đập cho một phát, tím hết cả “ấy” ra. Hôm nào hứng lên không có xe của mẹ, tớ lượn hẳn xe gióng của bố. Chân thò chân thụt qua cái thanh ngang, vẹo mông, nghiêng sườn tớ vẫn lướt vèo vèo. Lúc ấy chỉ ước ao ngồi hẳn trên yên, đạp được như người lớn mà không cần ngoẹo đít.



Bọn tớ còn sáng tạo lắm, chứ chẳng như các cô chiêu, cậu ấm bây giờ. Gì chứ chuyện tuột xích, hay sang vành, chỉ 2 phút là xong. Tớ nhớ như in cách lắp xích tuột nhé. Đầu tiên là đặt các mắt xích vào cái líp nhỏ phía sau rồi lựa các mắt xích tiếp theo, cắm đúng vào các răng nhọn phía trên của cái đĩa đằng trước, dấn pê-đan phát là lại vô tư. Còn sang vành thì nhờ bọn lớn hơn nó đá cho mấy cái. Lệch ghi đông mà nặng thì kè vào vỉa hè rồi oạch phát là okia, nhẹ thì xoạc cẳng, kẹp lốp vào giữa hai chân mà nắn.

Lớn – lên cấp 2 tớ vẫn mơ ước có cái xe đạp mi-ni, vào cấp 3 cũng chỉ dám ấp ủ sau này được mặc áo bu-dông ngồi xe đạp mipha hay ét-ca lượn vài vòng cho bõ cơn sĩ diện. Thời ấy mà dám mơ thế là cũng bằng thời nay mặc váy Escada cưỡi xe Vespa rồi đấy.

Thật như là cổ tích!

Mng 10/2009

Thứ Ba, 27 tháng 10, 2009

THÔNG BÁO KHẨN!

Bởi vì có 1 bạn tên là Nhã yêu cầu tớ làm cái này
"Đức ơi!
Để riêng một cái NOTE cho Đám cưới Cương Cận đi."

Bởi vì có 1 bạn tên là Cương viết cái này:
"Sao đăng ký lên thớt mới trong trang này khó thế nhỉ? Đứa nào chọn dùng cái này thế ?

Cương Cận muốn mời mọi người dự đám cưới 5.30pm thứ 6 ngày 30.10 tại Salon 2 Cung Việt Xô.

Mọi người xác nhận giúp nhé.
0915 342 354
cuong-chu@hipt.com.vn"

Bởi vì 2 cái Bởi vì trên cho nên mới có cái thông báo này. Đề nghị nam phụ lão ấu có ghé qua thì hô hoán thêm cho mọi người cùng biết

Thứ Bảy, 17 tháng 10, 2009

Bàn về sự bình đẳng của nam nữ



Chào các Anh !

Tôi mới sống tại Việt Nam này trong khoảng 40 năm nhưng cũng đủ để hiểu tại sao cuộc đời đàn ông An Nam mình khổ sở và tăm tối đến vậy ( Nói dại chứ chắc tối hơn cả cái tiền đồ của chị Dậu... )

Ngày nay chị em phụ nữ An Nam chúng ta cứ liên tục đòi công bằng và bình đẳng trong mọi lĩnh vực cuộc sống ( kể cả trong lĩnh vực XXX ... ) trong khi có một số vấn đề cư mặc định như nghiễm nhiên anh em ta phải chịu .

Nhớ ngày xưa chị Út Tịch chỉ vì ghét thằng chả hàng xóm kêu chị là loại : " Đàn bà đ...ái không qua ngọn cỏ " mà chị bèn leo phắt lên ngọn cây dừa tụt cái lai quần rồi thoải mái phun mưa cho tụi đàn ông phải ngửa cổ mà ngắm ( Chả hiểu có bổ béo gì không mà thằng chả nào cũng về kêu vợ mua thuốc rỏ mắt V-ronto và cao dán Salonpas ...hé hé ).

Cũng vì cái sự đòi quyền lợi quái gở của kiểu chị Ut mà bây giờ tại gia đình nhiều anh em ta đang phải đối mặt với cuộc đấu tranh giành sự bình quyền cho phụ nữ . Nào là phải Anh phải share công việc nội trợ , cho con ăn , cho con đi học hay tiện tay anh giặt luôn cho em mấy cái đồ con con của phụ nữ...
Nào là thằng chả hàng xóm giỏi kiếm tiền trên thị trường " trứng " khoán , mua xe , sắm đồ rùi đi du lịch đó đây , còn anh thì chỉ được cái ăn no rồi nằm . Nào là khoản xxx cũng phải woman on top...phuuu uùu ui chao mệt thật .

Vẫn biết đàn bà là hay so sánh và tham lam , rưng mà tôi vẫn thấy nó thế nào ý các anh em nhể ???.

Hehe , khi lựa chọn cho mình một người chồng thì họ phải chắc đó là người đàn ông lý tưởng của mình rồi chứ ( trừ khi kiếm thằng chả nào chỉ đi đổ vỏ ốc thui ), vậy mà bây giờ vẫn so sánh và mơ mộng viển vông để rồi lại làm nhũng việc trái với đạo lý như cái việc ngoại tình ở công sở mà tôi muốn nói dưới đây .

Trong thời hiện đại , khi cuộc sống vật chất đã đầy đủ , con người chúng ta không còn phải lo cơm ăn áo mặc hàng ngày mà đã biết ăn ngon mặc đẹp ( người sành điệu mừ ), thì tất cả chúng ta đều phải đứng trước một thử thách : Đó là nạn thả dê ở công sở....

Giải thích thế nào đây , khi một gã xếp được ăn uống đầy đủ chất đạm , ngồi trong phòng điều hòa hay ô tô đời mới , mí lỵ mụ vợ hắn thời chăn trâu cắt cỏ vừa già lại vừa xấu , suốt ngày sặc sụa mùi dầu cao Sao Vàng.

Đối nghịch lại là hình ảnh em thư ký hay nhân viên mơn mởn , chân dài váy ngắn , mùi nước hoa Ba Di ( Paris ) thơm lừng thì có nhẽ đến cả đồng chí Chúa cũng không thể cầm lòng được .

Anh xếp cần em thư ký để kéo lại tuổi thanh xuân , còn em thì lại cần anh xếp để mưu đồ việc gì đấy ( Ai mà biết được.....), thế là anh chị bập vào nhau , xoắn quẩy . Lâu ngày lủa gần rơm cũng cháy nữa là hộp quyẹt để cạnh bồn xăng ...

Tất nhiên không phải cô thư ký hay nhân viên nào cũng thế và cũng chả phải tay xếp nào đều vậy cả ( Nắm đũa tui chỉ vơ vài đôi thôi đấy nhá ) Tuy nhiên vấn đề này bây giờ đang là phong trào sành điệu của mấy đám dân HN no cơm rửng mỡ , dân chơi nỏ sợ mưa rơi hay sành điệu dùng hàng hiệu lại viêm đường tiết niệu .

Phân tích sơ qua để các anh nhận thấy một mối nguy cơ rất lớn đang đe doạ đến cái hạnh phúc của gia đình bé nhỏ của chúng ta mà nguyên nhân chủ yếu lại là cái sự đòi quyền bình đẳng kiểu chị Ut Tịch ... Vậy thì chúng ta ( cả anh và em ) nên giả quyết vấn đề này như thế nào ???

Có lẽ em nên thay đổi phong cách trang điểm và thời trang, không nên mặc bộ đồ ngủ nhầu nhĩ đi chợ hay siêu thị . Chịu khó mua vài lọ nước hoa chứ không nên để mùi hương thiên nhiên như vậy , khẹc khẹc và nên dành thời gian cho việc tập thể dục , relax hơn là ngó qua lão hàng xóm hay gã xếp để rồi so sánh với chồng mình.

Thế còn anh ??? Anh nên bớt thời gian nhậu nhẹt và đàn đúm bạn bè đi , chịu khó chia sẻ công việc gia đình với em . Hãy bỏ thói đi làm về là cắm mặt vào tờ báo hay cái tivi và vi tính , bụng thì phệ nên iem nhìn tay xếp của iem ngoon hơn he he .

Và thế là anh vì em , em cũng vì anh nên chúng ta ( tất cả chúng ta đấy , đừng có đọc rồi nói mình vô can đi hỡi khách giang hồ ) sẽ giữ mãi niềm hứng khởi đối với nhau cùng vun đắp cho tình yêu còn mãiiiiiiiiii .

....Lúc đó mấy tay xếp ( hay còn gọi là dê xồm ) không có chỗ mà chiến đấu nữa , nên muốn xả xú páp thì phải vào khu Redlight thui . He he , mấy ông bạn mình làm nhà nghỉ chắc treo niêu quá , condom lúc đó chắc chẳng làm gì ngoài việc thổi bóng bay và anh em chúng ta sẽ cùng nhau nghêu ngao hát :

" Để trái bóng vẫn bay trên bầu trời , mang bao điều ước mơ ...thiên thần " ./.

Nhưng dù thế nào vẫn chúc chị em phụ nữ vui vẻ nhân ngày 20/10 .

Đôi lời chia sẻ cùng chị em nhân dịp 20/10

Chào các chị,

Tôi mới sống ở nước ngoài được 5 năm, không dài lắm, nhưng cũng đủ để hiểu tại sao thân phận người phụ nữ ở trong nước và các nước Á châu lại đáng thương đến vậy. Ngày nay chị em ta được học hành và làm việc không thua kém gì nam giới, trong khi gánh nặng "tề gia" hầu như vẫn chưa được chia sẻ nhiều từ phía các đấng phu quân.

Tôi thấy phụ nữ chúng ta sao mà đáng thương quá, khi còn son rỗi, chưa có tiền tài và sự nghiệp, nếu có chút nhan sắc và học thức thì lại lo không khéo sa vào tay những anh hay "chú" dạn dày kinh nghiệm, chịu tiếng "người thứ ba" với muôn vàn thua thiệt, giày xéo. Nếu như may mắn lấy được tấm chồng tốt thì lại càng nặng lo hơn với cuộc chiến thầm lặng chống "thù trong giặc ngoài" (thù trong là người giúp việc "trẻ đẹp lúc nào cũng ngây thơ và đáng thương", giặc ngoài là "các em trợ lý hay đối tác luôn luôn "xinh tươi năng động").

Có chị hiến "tối sách" chống "giặc ngoài" bằng cách luôn làm mới bản thân, ngầm kiểm soát chặt chẽ email và điện thoại di động của chồng. Nhưng hỡi ơi, xin thưa các chị, làm thế nào đi nữa thì chúng ta mãi vẫn cứ là "cũ" và đàn ông nếu đã muốn dối vợ thì họ có trăm nghìn cách che giấu, không tài nào kiểm soát nổi đâu. Ba tôi luôn trăng hoa trong khi mẹ tôi dịu dàng và xinh đẹp, nhờ vậy tôi mới biết đàn ông khéo che giấu đến mức nào. Còn với "thù trong", chúng ta có thể nào "ngây thơ" và có hoàn cảnh "đáng thương" bằng người giúp việc được?

Phân tích như thế để chị em ta cùng hiểu rằng, nếu ta muốn chiến đấu chống "thù trong và giặc ngoài", đó luôn là những cuộc chiến không cân sức. Cuộc sống 5 năm ở phương Tây đã cho tôi biết tại sao phụ nữ chúng ta đau khổ, vì chúng ta ngay từ đầu đã không chiến đấu với bản thân mình. Nói nghe có vẻ cao xa, nhưng đó là sự thật.

Ở Tây Âu, phụ nữ không có truyền thống cam chịu như châu Á, họ luôn có ý thức về giá trị của bản thân trong khi xã hội cũng luôn nghiêng về phía họ khi xảy ra ly dị, rất hiếm có chuyện người thứ hai, thứ ba ở đó. Ở các nước đang phát triển thì chúng ta không thể mong đợi xã hội bảo vệ quyền lợi như ở các nước phương Tây, nhưng chúng ta có thể tự trang bị cho bản thân tư tưởng tiến bộ của phụ nữ phương Tây, đó là gì:

- Biết tự tôn trọng bản thân mình, tuyệt đối không bi lụy vì đàn ông, vì nếu ta sống tốt, ta phải gặp được đàn ông tốt, còn không, độc thân vẫn có ý nghĩa, không nhất thiết phải sống cùng đàn ông tệ. Nhân đây cũng xin định nghĩa về đàn ông tệ: Đang có vợ mà ngoại tình, không đủ trách nhiệm với vợ con, không lo chu toàn gia đình. Điều này có lẽ áp dụng tốt nhất cho chị em chưa chồng. Nếu các chị nghĩ được như thế, sẽ không bao giờ các chị bị là "người thứ ba".

- Tuyệt đối ra tối hậu thư với chồng, không tha thứ dù chỉ một lần "lầm lỡ". Trong đời sống hôn nhân, thế nào cũng xảy ra lục đục, nhưng cần trao đổi với nhau để sửa chữa, nếu không sửa được, mạnh dạn chia tay để tìm người phù hợp cho đôi bên, không nên níu kéo, day dứt lẫn nhau. Như thế sẽ không cần phải đánh ghen, phải kiểm tra kiểm soát. Nên cho các ông biết, tôi sẽ cố gắng làm tròn trách nhiệm làm vợ, nhưng nếu ông vẫn chưa vừa ý, hay muốn tìm gì đó mới mẻ hơn, thì xin cứ lên đường. Làm như thế, thử hỏi mấy người còn dám mang ý tưởng "kiếm thêm" bởi vì "kiếm thêm" cũng đồng nghĩa với "mất cái cũ" chứ không thêm được gì.

- Riêng về người giúp việc, tôi thấy xã hội phương Tây ít có vấn nạn này, vì người ta ít ỷ lại việc nhà vào người khác. Ở phương diện này lỗi ở tại các chị nhiều hơn. Các bà vợ Việt Nam nên suy nghĩ kỹ trước khi mang một người con gái lạ vào nhà. Nếu chưa có con cái, nên cố gắng tự quán xuyến việc nhà, tự tay lo cho chồng, và nhờ chồng giúp đỡ, như thế vợ chồng sẽ khăng khít hơn. Nếu có con nhỏ, nên chỉ thuê người giúp việc theo giờ để trông con, đừng quá lao mình ra xã hội để quên hết mái ấm của mình.

Nếu con cái đã lớn, nên dạy dỗ huấn luyện con cái cùng làm việc nhà, phương Tây họ làm như thế, trẻ con rất có ý thức giúp đỡ bố mẹ. Như thế vừa tốt cho chồng, tốt cho con, đừng nghĩ mình có tiền thì việc gì cũng thuê, dẫn đến việc gia đình phụ thuộc hết vào tay người giúp việc, trẻ con thì lớn lên chỉ thành những cô chiêu cậu ấm, người mẹ không còn giá trị "tề gia" nữa.

Vài dòng gửi đến các chị, nếu ta biết kết hợp cả hai yếu tố Đông Tây, thì không bao giờ ta phải chịu bị lụy. Nếu tình huống xấu nhất xảy ra, xin hãy can đảm một mình nuôi con, đừng nghĩ níu kéo cha cho con. Trẻ con như cây non, chỉ lớn mạnh trong môi trường tốt, đừng để những cái xấu của cha mẹ ảnh hưởng đến con mình. Tôi cũng là con của một gia đình tan vỡ, tôi thấy mẹ chia tay cha tôi là một điều hết sức hợp lý, không việc gì phải chịu đựng một người đàn ông không tốt với mình. Mẹ chưa hề nói xấu ba với tôi. Nhưng khi trưởng thành, tôi cũng biết nghĩ tôi không cần một người cha như thế. Nói như vậy để các chị hiểu, trẻ con không cần những ông bố trăng hoa, xin đừng níu kéo lại để làm gì.

Nhân đây cũng xin nhắc lại với các chị, ta muốn sống cùng đàn ông tốt, thì bản thân ta phải là đàn bà tốt, bên cạnh việc học hành, việc xã hội, ta phải biết thêm "tề gia nội trợ", hỏi đàn ông tốt nào muốn bỏ qua một người "đàn bà tốt" như thế. Còn nếu có kẻ đã nhìn không ra giá trị của chúng ta, thì xin cứ cho đi, tuyệt đối không níu kéo.

Chúc các chị sống vui vẻ, hạnh phúc.

Sưu tầm.

Chủ Nhật, 11 tháng 10, 2009

Ngày này năm xưa


Ngày này năm xưa...

Sự kiện thế giới
- Ngày 11/10 năm một tám ơ kìa, Giêmxơ Prexcốt Giun (James Precott Jun)Ông là nhà vật lí nổi tiếng người Anh đã dùng thực nghiệm để tìm ra luật bảo toàn và chuyển hoá năng lượng. Giun đã cùng với các nhà bác học Nga Lenxơ tìm ra định luật xác định tác dụng nhiệt của dòng điện. Người ta đã lấy tên ông Giun đặt cho đơn vị công (Kí hiệu là J)...
- Ngày 11/10 năm một bảy đã lâu, ông Gácnơranh người Pháp đã đăng kí phát minh ra chiếc toa lét đầu tiên trên thế giới
- Ngày 11/10 năm một tám không nhớ, Ông Xicalabo đã phát minh ra chiếc bao cao su đầu tiên trên thế giới...


Sự kiện tại Việt Nam
Ngày 11/10/1973, tại một phố nhỏ, hộ sinh nhỏ, ở phố nào chẳng biết, mẹ của bạn tớ đã sinh hạ một cô con gái lấy lên là Nguyễn Quỳnh Dung. Bạn tớ hiện đang ở tại số 6 Quang Trung và được gọi là Dung bíu...
Nhân ngày sinh nhật bạn thay mặt Chính Phủ, Quốc Hội và hơn 85 triệu người dân VN chúc bạn Dung thêm tuổi mới ăn thật tốt, ngủ thật tốt, kiếm tiền thật tốt, gi gỉ gì gi cái gì cũng TỐT...

Thứ Sáu, 9 tháng 10, 2009

Chó thật!

Tình hình là:
- Đọc bài Chó... bên dưới bỗng nước miếng chay ròng ròng
- Tuấn B ở trỏng ngửi mùi chả chó nên đã book vé máy bay + taxi ra thẳng Nhật Tân
- Nhã cu bừng tỉnh sau mấy tháng đắm chìm trong khoái lạc, muốn gặp các bạn để chia sẻ nỗi lòng hạnh phúc
- Lại đúng mùa hoa sữa đang rơi...

Nên chăng:
- Ta làm một bữa chó hoành tráng cho đúng với những tâm hồn đang thổn thức, những cỗ lòng đang rạo rực.

Chốt lại:
- 11h00 trưa thứ Bảy 31/10 tụ tập tại Index Cafe, đủ người là trực chỉ Nhật Tân. Cố gắng nhậu đến tối rồi lượn về Nguyễn Du thưởng thức hoa sữa nồng nàn để xua đi vị mắm tôm riềng mẻ trần tục...

Thành phần đã confirm:
- Tuấn B
- Dung
- Nhã cu (coi như đã chốt hạ)
- Đức
- Ngân
...
Mọi người tự thêm vào nhé

Năm trâu nói chuyện…chó



Năm trâu nói chuyện…chó ( Nhân chuyện bạn nặc danh nào đó yêu cầu ọp )

Về quê, chó nhiều vô thiên lủng. Nhà ít thì 1, thường thì đều 2, 3 con trở lên cả. Chó chạy rông hàng đàn. Ngõ vắng xôn xao tuyền cứt chó. Nói chung là rất hãi. Hãi giẫm phải cứt chó thì ít mà hãi chó cắn thì nhiều.

Người làng người nước quen rồi thì chẳng nói, chứ như người lạ đi qua thì… phải biết. Ngõ đang vắng, khách lạ đi vào, chú chó đầu tiên trông thấy, gầm gừ rồi sủa váng lên. Lập tức không biết từ đâu, hàng chục con nhao ra tắp lự. Mực , vàng, khoang, đốm,vện cỡ to, nhỏ, choai choai.v.v. nhâu nhâu sủa điếc tai. Mắt vằn, mõm nhăn, răng nhe trắng nhởn xông tới. Người có kinh nghiệm thì cứ bình tĩnh vừa đi vừa nẹt, còn không thì hồn vía lên mây, ba chân bốn cẳng chuồn cho nhanh. Ác cái càng sợ, càng chạy thì chó càng đuổi tợn. Kinh hơn nữa là vào đến giữa ngõ mà bị chó quây là ăn đủ. Có mà chạy đằng trời. Vô phúc gặp phải mấy chú chó lai to như con bê hồng hộc lao ra nữa thì ôi thôi…khóc ra tiếng Mán. Sợ vãi cả ra quần.

Đấy đó là chó lạ, còn chó nhà thì khác. Nuôi từ bé, quấn quít với chủ. Biết buồn, biết vui, biết sợ, biết nịnh.v.v. đủ cả. Đại khái là trong tất cả cái lũ vật nuôi thì chó là giống có tình nhất. Cảm xúc chó chân thực , đầy bản năng và ngu muội. Chó phục tùng ông chủ như con nhang thành kính thánh thần.

Có anh chàng sỹ quan đi công tác xa nhà nhiều năm khi ngồi trước cái mâm thịt chó nghi ngút khói cũng ngậm ngùi than thở : " Đừng ăn thịt chó , tội lắm !!! Tao xa nhà nhiều năm , khi về thì vợ tao nhìn tao như đá cuội , con cái tao đã lớn và không nhận ra tao , họp lớp thì người cũ cũng không coi tao ra gì , chỉ có con chó ngày xưa vẫn vui mừng khi nhận ra chủ cũ... " . Nói vậy thôi mà khi đánh chén thì chàng ta vẫn hăng hái nhất , đúng là bộ đội có khác , cái gì cũng xung phong đi đầu .


So với lợn ngu đần thì chó hơn xa. Ấy vậy mà khi oánh chửi nhau thường vẫn hay chửi: Thằng (con) chó (lợn) này! Kể cũng tủi cho chó khi bị xếp ngang hàng với lợn.

Chó trung thành và tin cẩn vậy, nhưng khổ cái thịt chó lại ngon, hợp với rượu quê cuốc lủi. Mà cái tình người cũng bạc. Về quê giờ phổ thông là được mời ăn cỗ chó. Liên hoan – chó. Giỗ chạp – chó. Cưới – chó . Họp lớp 12 bờ cũng chó.v.v. đại khái cái gì cũng chó cả. Nhà nuôi vài con, đợi dăm tháng ước chừng 5, 7 cân là thịt. Thường thì thịt vào dịp nhà có việc, mà không thì cũng chẳng sao. Mưa buồn, ngồi uống rượu suông, thấy con chó lượn qua, tự dưng ngửi thấy mùi chả nướng thơm lựng, bát xáo, đĩa hấp, đĩa dồi nóng hôi hổi….nước miếng ứa đầy chân răng. Thế là thịt,Tao hoá kiếp cho mày để kiếp sau lên làm người , sướng nhé chó ơi!!!.

Móc cái a lô gọi thêm đôi người nữa đến. Cái gì? Chó à? Đến ngay! Đến ngay! Ai cũng vui cả. Chó mà.

Thứ Năm, 8 tháng 10, 2009

Happy birthday anh Nhã cu

Hôm qua là SN anh cu Nhã, chờ mãi, đợi mãi để em bồ anh Nhã có lời chúc mừng nhưng chắc họ chúc tụng nhau bằng phương tiện khác mất roài. Hôm nay muộn một ngày nhưng thay mặt BTC chúc anh Nhã cu của chúng ta luôn mạnh khỏe và hạnh phúc.

Send this eCard !

Hoa sữa



Hoa sữa,...

Hoa sữa, đối với tôi là thứ đáng ghét, thứ nhất cái mùi nồng, hắc, thứ hai là thân cây chẳng thanh mảnh chi hết, thứ ba là hoa chẳng mấy đẹp đẽ mà không biết bao nhiêu người bàn loạn, khen chê xùng xoàng, thứ tư, thứ năm,... Túm lại, có nhiều cái để ghét cái giống này. Và cũng chả đáng để nhớ đến nó, thật vậy đó.

Chiều nay đi làm về, chạy xe trên đường bụi bặm, ồn ào, chiếc mũi cà chua của tôi bỗng dưng bắt gặp làn hương của hoa sữa. Mùi hương rất thoảng và cũng chỉ là thoáng qua vì tôi chạy xe khá nhanh. Tôi đâm nghi ngờ có phải là “nó” không mới nên mới lẩn thẩn nhớ lại. Bây giờ đã là tháng 10 rồi, thường đây là thời kỳ cây sữa ra hoa. Thật ra, hoa sữa nở cũng không hoàn toàn đúng kỳ thường niên như hoa mai, hoa phượng mà có thể sai khác cả vài tháng. Tôi cũng không biết trên đoạn đường đã đi qua ấy có cây hoa sữa nào không hay là tự nhiên mình lại mớ đến mùi hoa sữa nữa?

Qua một ngã tư, dù đã chiều muộn, tôi chọn con đường dài hơn để về nhà vì trên con đường này có cây hoa sữa. Tôi muốn kiểm tra khứu giác của mình có chính xác không? Và quả thật, hoa sữa đã nở trắng cây rồi nhưng tại sao đi qua đây không thấy mùi hoa “ngào ngạt”, cũng không thấy thoảng thoảng như ban nãy? Có lẽ mỗi cây có cách tiết hương khác nhau chăng? Vì từ lúc tôi ngửi thấy mùi hoa sữa lúc nãy cho đến nay chỉ cách nhau khoảng chừng 10 phút.

Quy luật yêu, ghét, nhớ,quên cũng bất thường ( có lẽ mình già rồi ?!). Không phải cứ ghét là sẽ chóng quên, còn yêu thì nhớ kỹ. Qua kinh nghiệm “ghét của nào trời trao của đó” cũng đúng nên trong muôn vàn mùi hương của cây cỏ, không mùi hương nào khiến tôi phải mất công đi “thẩm tra” có phải là chính nó không? Chợt thấy nếu chỉ một thoáng phảng phất hương hoa sữa thì cũng hay hay tựa như vị đăng đắng của cà phê,vị ngọt ngào của đôi môi ai đó hay của mùi khói xăng xe hơi chạy qua mà không hiểu sao lúc nhỏ tôi và nhiều bạn khác cũng thích thích ngửi rồi kháo nhau: " thơm quá, thơm quá” như trong một truyện ngắn nào đó của Nguyên Công Hoan có mô tả chỉ tiết này.

Lý do cuối cùng để tôi “ghét” hoa sữa là vì nó mà tôi post bài này và có thể bắt gặp cái bỉu môi, nhăn mặt của ai đó: “Lại cái món tình yêu thời học trò nữa à”